Cách take note hiệu quả với môn tiếng Anh

Take note là việc ghi chép kiến thức trên lớp một cách ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý. Phản ánh sự tập trung và mức độ hiểu bài của người viết. Đây là một kỹ năng quan trọng được áp dụng cho các môn có nhiều kiến thức khó nhớ. Thế nên chúng ta hãy cùng đi sâu hơn về cách take note hiệu quả nhé! 

1. Take note là gì?

Take note chính là ghi chép lại những khái niệm, kiến thức hay nội dung, ý tưởng một cách ngắn gọn, đầy đủ và hệ thống nhất. Giúp cho quá trình ôn tập và ghi nhớ thông tin dễ thở hơn.

2. Lợi ích và khó khăn của việc take note

Lợi ích của việc take note

  • Tăng khả năng ghi nhớ qua mỗi lần take note
  • Tăng độ tập trung trong quá trình học
  • Hình thành thói quen ghi chép nhanh và có hệ thống
  • Tiết kiệm thời gian hơn cách ghi thông thường
  • Tiết kiệm thời gian ôn tập
Cách take note hiệu quả
Cách take note hiệu quả

Khó khăn trong take note

  • Khó khăn khi thay đổi thói quen ghi chép truyền thống sang take note 
  • Không thể ghi chép kịp nếu tốc độ nói nhanh hơn tốc độ viết
  • Khó khăn trong việc tổng hợp thông tin để take note đối với kiến thức mới nghe
  • Một số trường hợp còn hiểu sai lời người nói khi viết lại

3. Những cách take note hiệu quả

3.1. Sử dụng Mindmap (sơ đồ tư duy)

Sơ đồ tư duy hay Mindmap là cách được mọi người sử dụng nhiều nhất khi take note. Ở dạng này, các kiến thức sẽ được trình bày dưới các dạng hình vẽ, hình ảnh khác nhau, tùy theo trí tưởng tượng của người viết.

Cách làm:

  1. Chọn chủ đề trung tâm cho sơ đồ tư duy bằng cách vẽ hình minh họa hoặc từ khóa giữa trang giấy.
  2. Chi nhánh các ý chính: Chọn nhiều từ khóa chính, vẽ nối liền với chủ đề trung tâm.
  3. Chia các nhánh nhỏ hơn cho ý chính: Chọn lọc các từ khóa, hình ảnh liên quan, vẽ nối vào các ý chính bằng các đường nối mảnh hơn.
  4. Kiểm tra lại chỗ trống và liên kết: Xem có cần thêm thắt thông tin gì không, kiểm tra sự liên kết giữa các ý chính, ý nhỏ.

Ưu điểm

  • Ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn đọc chữ
  • Tóm tắt, hệ thống lượng thông tin dài cho ngắn gọn hơn
  • Sáng tạo giúp người viết có thêm nhiều ý tưởng
  • Dễ dàng khi cần học thuộc và ôn tập lại
  • Sử dụng các ký hiệu và chữ viết tắt

Nhược điểm

  • Dễ rối mắt, khó kiểm soát
  • Tốn nhiều thời gian hơn cách viết truyền thống
  • Khó làm quen với cách ghi theo kiểu mindmap
  • Chỉ có thể hiểu được sơ đồ tư duy do mình làm, ít khi hiểu được sơ đồ tư duy của người khác
Cách take note bằng phương pháp lập Mindmap
Cách take note bằng phương pháp lập Mindmap

Xem thêm các bài viết khác:

3.2. Cách take note hiệu quả bằng phương pháp lập dàn ý (Outline method)

Phương pháp này rất hữu ích khi trình bày một lượng thông tin lớn. Sử dụng các tiêu đề và gạch đầu dòng để sắp xếp các thông tin cần thiết.

Cách làm:

  • Ghi chép theo từng chủ đề: giống với kiểu ghi chép truyền thống, thường bắt đầu bằng các tiêu đề lớn rồi dùng các gạch đầu dòng để trình bày nội dung
  • Chú ý: Khi thực hiện outline method cần rút ngắn câu chữ lại, chỉ giữ lại và sử dụng các từ quan trọng để take note kiến thức

Ưu điểm

  • Khá hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian
  • Thông tin được trình bày theo đúng thứ tự bài học

Nhược điểm

  • Dễ bị viết quá nhiều, tốn thời gian ghi chép
  • Không viết kịp nếu tốc độ người nói quá nhanh
  • Chủ yếu ghi chép những thông tin không quá tối ưu cho việc tóm tắt nội dung
  • Khó nhớ hơn các phương pháp khác

3.3. Cách take note hiệu quả bằng phương pháp Cornell

Phương pháp take note Cornell giúp tổng hợp lượng kiến thức, thông tin trong lúc học tập và làm việc một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Mang lại hiệu quả khá tốt, dễ tham khảo khi các ý chính đều được chú thích cùng một chỗ.

Cách làm:

  1. Chuẩn bị một tờ giấy hình khổ to hình chữ nhật, để theo chiều dọc.
  2. Chia tờ giấy thành 3 phần: Cuối trang để trống 3-4 dòng ghi kết luận, sau đó kẻ một cột cách mép giấy bên trái khoảng 5cm. Cột nhỏ bên trái ghi đề mục, tiêu đề chính; cột bên phải ghi nội dung chính.
  3. Sau khi hoàn thành ghi chép, tổng hợp lại kiến thức xuống phần kết luận bên dưới. Nên đưa ra những câu hỏi kèm theo ý kiến của mình ở đó.

Ưu điểm

  • Dễ làm, tốn ít thời gian
  • Linh hoạt trong ghi chép, thuận tiện làm bất cứ lúc nào
  • Bổ sung được biểu đồ hoặc bản đồ minh họa
  • Bố cục rõ ràng, rành mạch, dễ tìm kiến thức nằm ở đâu
  • Sáng tạo, ôn bài hiệu quả

Nhược điểm

  • Khó để ghi chép được lượng kiến thức lớn trong một trang giấy
  • Cần ôn luyện lại nếu muốn ghi nhớ lâu
Phương pháp Cornell
Phương pháp Cornell

3.4. Cách take note hiệu quả bằng phương pháp phân tích cấu trúc (The structured analysis method)

Cách làm:

  • Chia trang giấy làm 2 phần: Bên trái rộng hơn để làm ghi chú (notes), bên phải dùng để ghi lại những đánh giá (remark)
  • Bên phần ghi chú ghi bài giảng hoặc kiến thức sách giáo khoa. Bên còn lại để đào sâu kiến thức bằng cách nêu lên những điểm mạnh, yếu và suy nghĩ về những nội dung đó.

Ưu điểm

  • Phù hợp với các bài giảng phân tích điểm mạnh/điểm yếu, liên hệ nhiều kiến thức với nhau
  • Giúp người viết hiểu thông tin sâu hơn, đặc biệt trong các bài luận và kì thi phức tạp
  • Ghi nhớ kiến thức lâu hơn
  • Linh hoạt trong việc ghi chép

Nhược điểm 

  • Tốn nhiều thời gian ghi nhớ nhất trong bốn phương pháp
  • Dễ rối mắt nếu trình bày thêm nhiều ý

4. Một vài mẹo hay giúp bạn take note hiệu quả

  • Dùng các ký hiệu, từ viết tắt: giúp tiết kiệm kha khá thời gian khi ghi chép, giảm lượng chữ cái, dễ nhìn, tránh chi chít chữ.
  • Dùng thật nhiều hình ảnh vào nội dung, giúp phần ghi chú thêm sinh động, hút mắt, dễ quản lý.
  • Sử dụng bút highlight, ghi các tiêu đề thật lớn với font, màu mực đa dạng, làm việc tìm kiếm thông tin trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn.
  • Gạch chân và khoanh tròn những cụm từ, câu quan trọng, những keyword phức tạp hoặc các câu hỏi liên quan.

Xem thêm các bài viết khác:

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể áp dụng các phương pháp take note hiệu quả. Điều đó sẽ mang lợi những lợi ích không nhỏ trong việc ghi chép và ghi nhớ kiến thức của bạn. Hy vọng qua bài viết này của Học IELTS sẽ gợi ý cho bạn những giải pháp giúp tăng khả năng ghi nhớ và ghi chép dễ dàng hơn.

Bình luận